What we share
Công nghệ in áo thun nào là tốt nhất?
Khi nói đến việc tạo ra những chiếc áo thun độc đáo và mang phong cách cá nhân, việc chọn công nghệ in phù hợp là rất quan trọng. Có nhiều phương pháp in áo thun khác nhau, mỗi phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế riêng. Dưới đây là một số công nghệ in áo thun phổ biến nhất hiện nay, nào hãy cũng tham khảo để xem đâu là công nghệ in áo thun tốt nhất hiện nay.
In áo thun tốt nhất được hiểu là công nghệ in phải đủ nhanh – đủ rẻ- đủ đẹp và đủ chất lượng. Nếu thiếu một trong những yếu tố đó thì công nghệ in áo thun đó chưa hẳn được gọi là công nghệ in áo thun tốt nhất. Quan điểm này, anh chị nghĩ như thế nào ?
1. In Lụa (Screen Printing)
Ưu điểm
Độ bền cao: Hình in bám chắc và không bị phai màu sau nhiều lần giặt.
In trên nhiều chất liệu: Có thể in trên vải cotton, polyester, và các loại vải khác.
Chi phí thấp cho số lượng lớn: Phù hợp với đơn hàng lớn nhờ chi phí sản xuất giảm dần theo số lượng.
Nhược điểm
Không phù hợp với số lượng nhỏ: Chi phí chuẩn bị ban đầu cao.
Hạn chế màu sắc: Mỗi màu yêu cầu một khung in riêng, khó khăn khi in hình ảnh phức tạp nhiều màu.
Người thực hiện phải là “thợ” và tốt hơn hết phải là thợ lành nghề, nhất là đối với những hình ảnh phức tạp, nhiều màu sắc, nhiều hiệu ứng.
Ngoài những kĩ năng “kéo bản”, người thợ phải biết pha màu, biết sử dụng nhiều loại mực in cho nhiều loại vải khác nhau. Và còn phải biết kiểm tra trước và sau khi in nhằm hạn chế những rủi ro như nhiễm màu, loang màu…
2. In Kỹ Thuật Số (Direct to Garment - DTG)
Ưu điểm
Chi tiết sắc nét: Phù hợp để in hình ảnh phức tạp và nhiều màu sắc.
Không cần chuẩn bị nhiều: Thích hợp cho các đơn hàng nhỏ và cá nhân hóa.
Thân thiện với môi trường: Sử dụng mực gốc nước ít gây hại.
Nhược điểm
Chi phí cao: Đặc biệt đối với số lượng lớn. Và chi phí đầu tư ban đầu cũng rất cao, đòi hỏi nhà cung cấp dịch vụ phải am hiểu ngành in, máy móc công nghệ và đủ tiềm lực tài chính.
Độ bền kém hơn in lụa: Hình in có thể phai màu sau nhiều lần giặt. Bởi với kỹ thuật in này, chúng ta chỉ có thể sử dụng 1 hoặc 2 loại mực cho tất cả các loại vải. Qui trình xử lý gần như là giống nhau và đó cũng là lý do tại sao tiêu chuẩn về chất lượng, độ bền không được tối đa hoá như in lụa.
3. In Chuyển Nhiệt (Heat Transfer Printing)
Ưu điểm
Linh hoạt: Có thể in bất kỳ hình ảnh nào lên áo thun.
Phù hợp với số lượng nhỏ: Dễ dàng cá nhân hóa và thay đổi thiết kế.
Độ chi tiết cao: Hình ảnh sắc nét và sống động.
Nhược điểm
Hạn chế màu và kiểu dệt vải: Màu sắc chỉ được thăng hoa ở nền màu trắng, sáng và phẳng
Hạn chế về chất liệu và màu sắc của vải: Thích hợp nhất cho vải polyester và không đảm bảo cho sợi cotton.
4. In Pet (Pet Printing)
Ưu điểm
Độ bền cao: Hình in không bị bong tróc, nứt hoặc phai màu nhanh.
Màu sắc sống động: Phù hợp cho các thiết kế phức tạp và nhiều màu sắc.
In trên toàn bộ áo: Có thể in hình ảnh trên toàn bộ bề mặt áo.
Nhược điểm
Hạn chế loại vải: Chỉ hiệu quả trên vải polyester hoặc PE
Ít đa dạng kiểu in: Nếu so với in lụa thì tính chất của in Pet gần giống như in mực dẻo của in lụa. Và nó chỉ giới hạn là in dẻo, còn in cao ( in 3D) hay in nước, in silicon…thì coi như “bó tay”.
Không có công nghệ in áo thun nào là "tốt nhất" mà tất cả phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của bạn. Nếu bạn cần sản xuất áo thun với số lượng lớn và độ bền cao, in lụa có thể là lựa chọn lý tưởng. Trong khi đó, nếu bạn muốn in những hình ảnh phức tạp và có màu sắc đa dạng với số lượng nhỏ và sử dụng trong thời gian ngắn thì in kỹ thuật số sẽ phù hợp hơn.
Hãy cân nhắc kỹ lưỡng về nhu cầu của mình trước khi chọn công nghệ in, để đảm bảo rằng bạn sẽ có được những chiếc áo thun ưng ý nhất. Với tư cách là một người trong ngành với hơn 13 năm, áo thun lulo khuyên anh chị hãy lắng nghe ý kiến của chuyên gia, lắng nghe họ đề xuất và kết hợp với những điều cơ bản bên trên để “xem xét” tính hợp lý trước khi đưa ra quyết định. Việc lựa chọn công nghệ in áo thun không đơn giản là việc mà một “tay mơ” nào cũng có thể quyết định. Ngay cả với rất nhiều anh chị “trong ngành”, họ vẫn có thể bị mắc lỗi và đó là chuyện “cơm bữa”. Với đơn hàng 1000 áo trở lên, việc bồi thường cho đơn hàng này cũng đủ để “ăn mì gói” quanh năm…
Others